Khi sự cạnh tranh khốc liệt xảy ra trong cùng 1 ngành nghề nói chung và ngành may mặc nói riêng, thì việc nhà sản xuất duy trì tốt mối quan hệ với những khách hàng quen như 1 cách để hạn chế chi phí tìm kiếm khách hàng mới được coi là một trong những yếu tố mang tính chiến lược giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Bộ phận chăm sóc khách hàng luôn được yêu cầu phải hỗ trợ khách hàng 1 cách tối đa đồng thời với những khách hàng cũ cũng cần phải thường xuyên giữ liên lạc để nắm bắt nhanh nhất tâm lí cũng như đáp ứng những mong muốn của khách hàng 1 cách hiệu quả nhất
Vậy đối với những nhân viên làm trong bộ phận chăm sóc khách hàng của các xưởng may cần phải có những yếu tố nào để khiến khách hàng cũ sẵn sàng chấp nhận đặt hàng? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Giao tiếp thân thiện và ấm áp
Khách hàng khi đứng trước nhiều sự lựa chọn về cùng 1 sản phẩm với mức giá khác nhau sẽ ưu tiên về các đơn vị sản xuất có sự vượt trội trong khâu chăm sóc khách hàng, ví dụ: Công ty A và B đều kinh doanh trong lĩnh vực may đồng phục với mức giá tương đương nhau. Khi khách hàng liên hệ trao đổi tư vấn thì công ty A trả lời khách hàng với thái độ hời hợt, không chủ động, trong khi nhân viên công ty B rất lịch sự và tư vấn rất tận tình.
Điều này khiến khách hàng mặc dù chưa quyết định đặt hàng nhưng rõ ràng, thiện cảm của khách hàng lúc này dành cho công ty B. Do đó đôi khi thái độ khi trao đổi với khách hàng lại là yếu tố để khách hàng quyết định việc đặt hàng tại 1 đơn vị.
2. Tạo cho khách hàng cảm giác được tôn trọng
Tâm lí của khách hàng khi mua hàng là được tư vấn 1 cách tận tình và làm cho họ hài lòng về sản phẩm. Do đó thậm chí có rất nhiều đơn vị cung cấp sản phẩm nhưng nếu đơn vị bạn khiến cho khách hàng cảm thấy thực sự được tôn trọng thì khách hàng mới thực sự yêu thích sản phẩm mà bạn cung cấp
3. Khơi gợi mong muốn bày tỏ của khách hàng
Khách hàng thì có muôn kiểu tính cách khác nhau, do đó đối với 1 nhân viên chăm sóc khách hàng thì việc khai thác nhu cầu của khách hàng là điều hết sức quan trọng. Nhiều khách hàng đưa ra các đòi hỏi cao về kiểu dáng hay chất liệu và chi phí…nhưng cũng có nhiều khách hàng than phiền về các đơn vị khác, nên việc của bạn chính là lắng nghe và cung cấp cho họ các giải pháp để lôi kéo họ sử dụng dịch vụ của đơn vị mình.
Hãy bán sản phẩm cho khách hàng sau khi trở thành bạn bè của họ để biến họ thành những khách hàng trung thành
4. Ghi nhớ tên khách hàng
Thay vì chào khách hàng với 1 danh xưng chung chung như Anh/Chị, nhân viên tư vấn có thể gọi chính tên của khách hàng, điều đó giúp họ có cảm giác thân quen và được tôn trọng. Tuy nhiên cũng cần lưu ý 1 điều là không nên quá lạm dụng việc gọi tên này trong quá trình trao đổi để tránh làm cho khách hàng cảm thấy khó chịu, tốt nhất hãy dùng chúng ở đầu và cuối quá trình làm việc
5. Linh hoạt và năng động
Việc chăm sóc khách hàng đòi hỏi cần phải luôn luôn linh hoạt, không rập khuôn bởi sẽ khiến khách hàng không thoải mái. Do đó thay vì nói “không” hoặc “có” với khách hàng, hãy nói với khách hàng những điều mà đơn vị bạn có thể thực hiện được 1 cách linh hoạt và tự nhiên nhất
>>> Xem thêm: May đồng phục cao cấp có gì khác biệt?
6. Không quên chăm sóc khách hàng sau bán
Cung cấp dịch vụ sau bán cũng quan trọng không kém đối với các đơn vị sản xuất, bởi sẽ có rất nhiều yếu tố phát sinh sau khi cung cấp sản phẩm cho khách hàng, như các vấn đề về lỗi sản phẩm hay thái độ nhân viên… được khách hàng phản hồi và nhiệm vụ của các đơn vị này là phải xử lí để khách hàng cảm thấy thoải mái và yên tâm sử dụng sản phẩm
Tham khảo những mẫu đồng phục khác:
Kết luận
Với những kiến thức chăm sóc khách hàng thân thiết vừa rồi, Thế Giới Áo Thun hi vọng bạn có thể nắm rõ và áp dụng được cho doanh nghiệp của mình. Từ đó, giúp có nhiều khách hàng trung thành hơn