Nhiều khách hàng nhận đồng phục đơn giản nghĩ rằng chỉ cần cho vào sử dụng là được mà không quan tâm đến cách dùng cũng như bảo quản sản phẩm, hoặc đơn giản là xem xét về chất lượng sản phẩm trước khi dùng. Việc xem nhẹ hoặc bỏ qua quá trình kiểm tra đồng phục có thể khiến việc sử dụng áo thun đồng phục và bảo quản gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ của trang phục. Do đó khi nhận áo đồng phục, khách hàng nên lưu ý một số điểm dưới đây nhé
1. Khi sử dụng áo thun đồng phục cần kiểm tra chất vải xem có bị phai màu không
Hiện nay doanh nghiệp thường sử dụng hai loại đồng phục chính là áo thun và áo sơ mi, trong đó áo thun được các khách hàng ưu tiên hơn cả bởi tính thoải mái, năng động cho người dùng mà nó mang lại.
Tuy vậy không phải tất cả các sản phẩm áo thun đều bảo đảm được các đặc tính này, đơn cử như một số xưởng may giá rẻ hiện nay vì lợi nhuận nên sử dụng nhiều loại vải kém chất lượng, khiến cho sản phẩm khi đến tay khách hàng có hiện tượng bị phai màu, nếu không để ý sẽ lây sang các loại đồng phục khác khi giặt và ngâm chung.
Chính vì vậy khi khách hàng trao đổi với các xưởng may về việc đặt may áo thun đồng phục, cần xác minh kĩ càng về chất liệu vải, đặc biệt vải thun các màu xanh, đen, đỏ, cam xem có phải là chất liệu dễ phai màu hay không. Nếu chúng có hiện tượng phai màu, hãy xem xét đổi sang 1 đơn vị khác bảo đảm hơn nhé
2. Kiểm tra độ co giãn của vải khi ngâm, xả
Nhiều khách hàng vì quá chú trọng vào giá cả nên chọn các sản phẩm áo thun đồng phục với giá rẻ nên khi nhận sản phẩm gặp phải tình trạng “dở khóc dở cười”. Nguyên nhân là bởi áo thun sau khi giặt bị co lại, hoặc giãn quá mức khiến khách hàng không thể sử dụng được. Do vậy để việc sử dụng được bảo đảm, khách hàng trước khi may đồng phục cần kiểm tra chất liệu vải mà nhà sản xuất giới thiệu xem để đảm bảo không bị co giãn hay xù lông khi ngâm, xả
Bên cạnh đó, khách hàng cũng nên ưu tiên chọn các chất liệu vải thun có độ co giãn tốt và đã được xử lý bảo đảm chống co giãn khi sử dụng hóa chất, đồng thời hạn chế việc giặt áo bằng máy bởi tốc độ quay của máy có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, dễ khiến áo bị hỏng
Để sản phẩm luôn bảo đảm chất lượng ở mức tốt nhất, khách hàng nên giặt áo thun bằng tay
3. Kiểm tra chất lượng hình in khi giặt là
Công đoạn in nếu không được thực hiện tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ bền của hình in, khi có sự tác động của quá trình giặt tẩy sẽ khiến cho hình in dễ bị bong tróc, ảnh hưởng đến thẩm mĩ của sản phẩm
Khách hàng lưu ý khi dùng các hình ảnh, họa tiết nhiều màu sắc trên áo thun nên lựa chọn các đơn vị sử dụng phương pháp in tiên tiến nhất, hoặc tối thiểu là kỹ thuật in chuyển nhiệt để đảm bảo màu sắc sau khi in giữ được tính ổn định và độ bền trong quá trình sử dụng, đặc biệt là thực hiện theo đúng hướng dẫn sử dụng được nhà sản xuất đính trên sản phẩm
4. Kiểm tra phần cổ và tay áo đồng phục
Cổ và tay áo là những phần tiếp xúc, cọ xát với cơ thể nhiều nhất, cũng là 2 điểm dễ bị bẩn nhất trong quá trình sử dụng, do đó cổ và tay áo luôn được chú ý làm dày dặn, đàn hồi và cứng cáp hơn so với các phần khác. Khi giặt áo, khách hàng nên chú ý vào các điểm này để giặt sạch các vết bẩn bám vào nhé
Tham khảo những mẫu đồng phục khác:
Kết luận
Để có được một bộ đồng phục đẹp, ngoài chất liệu vải, kiểu dáng và chất lượng đường may thì trong quá trình sử dụng thì cũng cần lưu ý những điều như ở trên Thế Giới Áo Thun đã đề cập tới. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp cho quý khách hàng trong quá trình sử dụng đồng phục.